Sức khỏe

SỐT XUẤT HUYẾT – NÊN VÀ KHÔNG NÊN

❤️Pocari đang được bán phổ biến tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà thuốc tây, tiệm tạp hóa hoặc Mua trực tuyến tại: www.pocarisweat.com.vn/online-shopping. ❤️

Trong tình hình dịch sốt xuất huyết đang ở mức báo động ở Việt Nam, ngoài cách phòng bệnh được tuyên truyền rộng rãi, việc trang bị kiến thức về cách ứng phó khi bị sốt xuất huyết là hết sức cần thiết. Đặc biệt, sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị nên người bệnh chủ yếu cần được chăm sóc đúng cách để mau lành bệnh. Cùng Pocari tìm hiểu những điều Nên và Không Nên làm khi bị bệnh nhé!

Triệu chứng của sốt xuất huyết

Ngày 1: bệnh nhân sốt cao từ 39-40 độ, dai dẳng và đột ngột, mặt ửng đỏ như bị cảm sốt bình thường. Có thể kèm thêm các triệu chứng như đau hốc mắt, đau cơ, buồn nôn, ói, mệt mỏi rã rời…

Ngày 2: tiếp tục sốt cao. Có thể bắt đầu xuất hiện các nốt sốt xuất huyết trên cơ thể như dưới da, trên bụng, tay chân, mi mắt, cổ,…

Ngày 3: Bệnh nhân vẫn còn sốt cao và có các đốm đỏ trên da (xuất huyết dưới da) như 2 ngày trước. Ngoài ra có thể chảy máu cam, chảy máu chân răng, cảm giác khó chịu, đau bụng.

Ngày thứ 4-5: Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao như 3 ngày trước, tuy nhiên đây lại là giai đoạn có thể có những biến chứng nặng. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng rõ nhất là còn sốt, có các dấu hiệu sốt huyết niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện ra máu. 

 

Những điều cần lưu ý khi bị sốt xuất huyết

NÊN

Để chữa trị kịp thời, tránh được những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng của sốt xuất huyết, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt với những lưu ý sau:

1. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay

Khi đến các trung tâm y tế, bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm máu để xác định có bị sốt xuất huyết hay không, thông qua việc kiểm tra số lượng bạch cầu, tiểu cầu và hematocrit. Bên cạnh xét nghiệm máu, xét nghiệm Dengue NS1 (NS1Ag) giúp chẩn đoán sớm sốt xuất huyết từ ngày đầu tiên của quá trình bệnh nhân bị sốt. Xét nghiệm này có thể thực hiện nhiều lần cho tới khi người bệnh khỏe lại để theo dõi diễn biến của bệnh từ đó có những bước điều trị thích hợp.

2. Giảm sốt bằng thuốc hạ sốt (theo chỉ định của bác sĩ)

Ngoài ra, có thể làm mát cơ thể cho người bệnh bằng cách lau cơ thể bằng khăn ẩm.

3. Bù nước và ion

Người bị sốt xuất huyết trải qua giai đoạn sốt cao (dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc) nên trong giai đoạn hồi phục cần nhất là bù nước và chất khoáng mất đi cho cơ thể. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhất là được bù nước và ion đầy đủ.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến nghị:

“Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bù đầy đủ chất lỏng cho cơ thể bằng sữa, nước trái cây, thức uống bổ sung ion hay nước gạo/ nước lúa mạch (không nên chỉ uống nước lọc)”

Theo đó, POCARI là thức uống bù nước và ion giúp hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân sốt xuất huyết, với những tính năng:

Bù đắp nhanh chóng lượng nước và ion cơ thể mất đi khi bị sốt xuất huyết, vì POCARI có thành phần tương tự lượng nước mất từ cơ thể (còn gọi là dịch cơ thể, bao gồm nước và các ion thiết yếu như Na+, Cl, Ca2+, Mg2+, K+…).

POCARI bảo toàn nước lâu hơn trong cơ thể so với nước thường, giúp hạn chế mất nước cho người bệnh sốt xuất huyết.

Là thức uống tốt cho sức khỏe và an toàn cho bệnh nhân sốt xuất huyết với tiêu chí 5 KHÔNG: KHÔNG CHẤT TẠO MÀU, KHÔNG ĐƯỜNG HÓA HỌC, KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN, KHÔNG GAZ, KHÔNG CAFFEINE.


4. Đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Tích cực bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt heo, gà…) để tăng sức đề kháng chống lại bệnh SXH.

5. Ăn thức ăn mềm, lỏng

Người bị sốt xuất huyết thường chán ăn nên dùng những thức ăn dễ nuốt như cháo, súp rất phù hợp. Cháo và súp còn giàu dinh dưỡng và lại dễ hấp thụ.

 

6. Bổ sung trái cây và rau xanh

Theo các bác sĩ, trong giai đoạn phục hồi, người bị sốt xuất huyết nên tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh và khoáng chất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ và thoáng mát để phòng các dịch bệnh lây nhiễm khác.

KHÔNG NÊN

1. Tự ý chữa trị tại nhà

Tuy rất nhiều trường hợp sốt xuất huyết được điều trị ngoại trú theo chỉ định của bệnh viện, người bệnh vẫn phải đến bệnh viện để xét nghiệm và nhận hướng dẫn của bác sỹ để tránh các trường hợp trở nặng do biến chứng. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch để điều trị, vì truyền dịch không có sự giám sát của bác sĩ sẽ gây ra những rối loạn do thừa dịch.

2. Ăn uống các loại đồ ăn, thức uống sẫm màu

Người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị chảy máu, do đó không nên ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen. Mục đích là để khi người bệnh bị nôn ói, bác sỹ có thể nhận biết chính xác bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày hay không, tránh trường hợp nhầm lẫn máu với màu của thực phẩm.

Cần kiêng (ít nhất 10 ngày sau khi khỏi bệnh) những loại thực phẩm có màu sậm như: canh củ dền, dưa hấu, xì dầu, trà, cà phê, coca, sô-cô-la, …

3. Không tự ý uống kháng sinh (aspirin)

Kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus sốt xuất huyết, ngược lại còn làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội ở bệnh nhân.

4. Không chỉ uống nước lọc để bù nước

Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể mất rất nhiều nước và ion. Nếu chỉ uống nước lọc là hoàn toàn không dủ, vì lượng ion vẫn thiếu hụt trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mất cân bằng ion gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân cần được bù đắp đúng lượng nước và ion đã mất đi bằng Pocari.

Điều quan trọng nhất khi sốt xuất huyết là kiểm soát được tình trạng bệnh, tránh để bệnh trở nặng hơn và để làm được điều này, bù nước và ion kịp thời là điều cần thiết nhất.

5. Ăn thực phẩm khó tiêu hóa

Các loại thực phẩm chiên xào, chua cay cũng nên hạn chế, vì người bệnh cơ thể yếu dễ gây tình trạng khó tiêu và sinh nhiệt.

Thức ăn cứng và khó nuốt như cơm, xôi cũng là những món cần hạn chế ăn để tiêu hóa dễ hơn khi bị sốt xuất huyết.

Tin cùng danh mục Sức khỏe